Cách để tẩy giun cho mèo hiệu quả

0

Mèo bị giun đũa, giun móc, sán dây, giun chỉ,… không những ảnh hưởng tới sức khỏe của chính chúng mà còn có thể lây sang cơ thể người. Vì vậy việc tẩy giun cho mèo là hết sức cần thiết.

Điều trị giun cho mèo cần chú ý điều gì ?

Cho mèo dùng thuốc kê đơn

Không nên tự cho mèo uống thuốc tẩy giun, đặc biệt là mèo con. Bạn nên đưa chúng tới bác sĩ thú y để được kê đơn chính xác nhất.

Sau khi biết loại thuốc cùng tần suất nên cho mèo dùng, bạn nên tuân theo toàn bộ quá trình điều trị đã được bác sĩ thú y khuyến cáo. Dù là thuốc uống hay thoa ngoài, bạn cũng nên cho mèo dùng thuốc cho đến khi hết đợt điều trị.

Đề phòng tác dụng phụ

Thuốc có xu hướng gây độc cho ký sinh trùng (giun) hơn là vật chủ (mèo con). Đây là lý do tại sao bạn cần sự trợ giúp của bác sĩ thú y để dùng đúng thuốc cho mèo sau khi được hướng dẫn. Một số tác dụng phụ của thuốc tẩy giun là tiêu chảy và nôn. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ thú y về điều nên mong đợi và không mong đợi từ thuốc tẩy giun và đảm bảo mèo phản ứng tích cực với thuốc.

Điều trị giun đũa và giun móc

Thuốc phổ điều trị giun đũa và giun móc phổ biến nhất ở mèo trưởng thành là Pyrantel Pamoate, Oxime Milbemycin và Selamectin. Pyrantel Pamoate và Oxime Milbemycin là thuốc uống còn Selamectin là thuốc thoa ngoài da. Selamectin không thích hợp sử dụng cho mèo con dưới 8 tuần tuổi, do đó mèo con chỉ nên được uống thuốc tẩy giun.

Điều trị sán dây

Bệnh sán dây trên mèo là một loại bênh khá phổ biến. Khi thấy thú cưng có một trong những biểu hiện nêu trên, nên mang chúng đến phòng khám thú y nơi có đầy đủ thiết bị có thể lấy phân để kiểm tra đốt sán, hoặc lấy máu xét nghiệm xem có nhiễm giun sán không. Từ đó sẽ cho thuốc tẩy giun sán phù hợp với từng ca bệnh.

Hiện nay trên thị trường có các loại thuốc: Exotral (của cty Virbac) thuốc này chỉ có thể tẩy được các loại giun tròn trên chó mèo. Thuốc Endograd (Virbac) hay Drontal (của Bayer) là hai loại có thể tẩy được cả giun tròn và bệnh sán dây trên chó, mèo. Thuốc rất an toàn và hiệu quả khi sử dụng không cần phải nhịn đói, có mùi thơm có thể tự ăn trên tay.

Đưa mèo đi tái khám

Bác sĩ thú y sẽ có bạn biết lịch khám tiếp theo. Bạn nên tuân theo hướng dẫn và đưa mèo con đi tái khám cho lần điều trị tiếp theo hoặc để đảm bảo giun đã được tiêu diệt hoàn toàn. Bạn nên đưa mèo đi khám theo yêu cầu của bác sĩ thú y để giúp mèo luôn vui vẻ và khỏe mạnh.


Đánh giá bài viết
Chia sẻ:

Leave A Reply