Trẻ bị mèo cắn có nguy hiểm không?

0

Bị mèo cắn không nguy hiểm như bị chó cắn. Tuy nhiên khi trẻ bị mèo cắn, các bậc phụ huynh cũng không được coi thường mà cần đưa trẻ đi đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

Mèo là một trong những loài thú cưng được yêu thích tại các gia đình. Bình thường mèo rất ngoan và đáng yêu nhưng cũng giống như chó, mèo cũng có thể mang virut gây bệnh dại. Theo nghiên cứu của Đại học Thú y, ổ mang virut bệnh dại phần lớn là ở chó, hiếm thấy ở mèo nhưng các bạn vẫn không được coi thường khi bị mèo cắn.

Bị mèo cắn có nguy hiểm không?

Bị mèo cắn có nguy hiểm không?

Trẻ bị mèo cắn cần phải làm gì?

Đầu tiên cần rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút rồi tiến hành sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode, nhằm làm giảm tối thiểu lượng vi rút xâm nhập nơi vết cắn.

Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương. Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập. Đặc biệt, không được tùy tiện sử dụng thuốc Nam để điều trị.

Sau khi sơ cứu, cần đưa trẻ bị mèo cắn đến các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có chỉ định điều trị thích hợp.

Có phải tiêm phòng khi trẻ bị mèo cắn không?

Mèo cắn, cào gây vết rách xước trên da có thể bị mắc bệnh dại vì trong nước bọt của con vật bị bệnh dại truyền sang người.

Khi nào thì cần đưa trẻ đi tiêm phòng dại:

– Vết cắn gần thần kinh trung ương như cắn ở vùng đầu, mặt, cổ, nửa thân trên, đầu ngón tay, ngón chân, bộ phận sinh dục; Bị cắn nhiều vết, vết cắn sâu

– Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại (mắt đỏ, trở nên hung dữ hoặc liệt, trốn vào góc tối; chảy nước dãi, bỏ ăn và thường chết trong vòng 7-10 ngày)

– Không theo dõi được con vật (mèo hoang, chó chạy rông hoặc bị giết thịt).

– Trường hợp con vật nghi bệnh phải tiêm đồng thời cả vắc-xin và huyết thanh phòng dại.

meo-dai

Trường hợp nghi ngờ mèo bị dại cần đưa trẻ đi tiêm phòng.

Khi nào không cần tiêm phòng dại:

Nếu mèo cắn chỉ để lại vết cắn không làm trầy xước da, vết cắn xuyên qua quần áo gây trầy xước nhẹ và xa thần kinh trung ương và tại thời điểm cắn người, con vật cắn vẫn sống bình thường, hoàn toàn không có biểu hiện nghi ngờ dại thì không cần tiêm phòng.

Tuy nhiên, để an toàn phải theo dõi con vật khoảng 5- 7 ngày, nếu thấy con vật có biểu hiện không bình thường như: ốm, bỏ ăn hoặc chết, mất tích… thì phải đi tiêm phòng dại ngay.

Nên chích ngừa sớm trong vòng 48 giờ đầu tiên thì kết quả phòng bệnh dại sẽ tốt nhất, tuy nhiên quá 48 giờ thì vẫn nên chích ngừa, thời gian chích ngừa càng sớm càng tốt.

Nguồn: Giadinhvietnam.


Đánh giá bài viết
Chia sẻ:

Leave A Reply