Sinh viên đại học thú y cần làm gì khi bị chó cắn

0

Bị chó cắn là một tai nạn rất thường gặp và có thể gây nguy hiểm. Sinh viên đại học thú y cần biết cách xử lý nếu không sẽ gây hậu quả đáng tiếc.

Sinh viên đại học thú y cần làm gì khi bị chó cắn

Cần làm gì khi bị chó cắn?

Các bước sơ cứu khi bị chó cắn.

– Khi bị chó cắn, việc đầu tiên quan trọng nhất sinh viên đại học thú y cần làm là rửa sạch vết thương. Bạn đưa vết thương đến dưới vòi nước chảy mạnh rồi nhẹ nhàng rửa sạch bằng xà phòng để loại bỏ những mầm bệnh. Lưu ý không được chà xát mạnh vào vết thương vì làm vậy sẽ khiến vết thương thêm nghiêm trọng.

– Sát trùng vết thương: Sau khi rửa sạch vết thương bạn dùng khăn bông lau khô, sau đó sát trùng vết thương bằng oxy già hoặc nước muối loãng.

– Trong khi rửa vết thương bạn không nên cầm máu. Nếu như sau khoảng 15 phút mà máu vẫn chảy thì bạn mới thực hiện các biện pháp cầm máu tiếp theo.

– Cầm máu: Bạn dùng 3 miếng gạc y tế đặt lên vết thương, nếu 7 phút sau má máu vẫn chảy nhiều thì bạn đặt thêm vài miếng gạc lên trên, không gỡ miếng gạc cũ ra vì sẽ làm vết thương chảy máu nhiều hơn. Tiến hành băng vết thương lại khi máu không chảy nữa.

– Nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và theo dõi.

lam-gi-khi-bi-cho-can-1

Sau khi bị chó cắn cần tiến hành rửa và sát trùng vết thương ngay.

Tiêm huyết thanh và tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

– Với các trường hợp dưới đây bạn không cần phải tiêm vắc xin ngay mà cần theo dõi trong vòng 15 ngày.

+ Chó khỏe mạnh, không có biểu hiện bị bệnh dại, khu vực xung quanh không có dịch bệnh chó mèo. Sau khi theo dõi 15 ngày mà chó vẫn khỏe mạnh thì không cần phải đi tiêm phòng.

+ Vết cắn nhẹ, vị trí vết cắn không nguy hiểm.

+ Nếu đi tiêm phòng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và lịch trình theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Với các trường hợp dưới đây bạn cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại ngay:

+ Vết thương sâu hoặc vết thương nhẹ nhưng lại nằm ở những khu vực nguy hiểm như cổ, mặt, gần khu vực trung tâm thần kinh trung ương…

+ Chó cắn có biểu hiện của bệnh dai hoặc khu vực đó đang có dịch bệnh chó mèo… thì bạn cần lập tức đến các cơ sở y tế để được tiêm phòng dại.

Lưu ý:

Ngay sau khi bị chó cắn không được giữ con chó ngay vì làm vậy sẽ rất nguy hiểm. Không được giết con chó đấy ngay mà cần theo dõi nó trong khoảng 1-2 tuần. Cần tìm cách nhốt con chó lại và theo dõi tình trạng sức khỏe của nó.

Trong mọi trường hợp, phải luôn bình tĩnh để có những cách xử lý một cách chính xác nhất.


Đánh giá bài viết
Chia sẻ:

Leave A Reply