Xuất hiện chiêu trò mới buôn bán chất cấm trong chăn nuôi

0

Để qua mặt các cơ quan chức năng về việc buôn bán chất cấm trong chăn nuôi, nhiều kẻ hám lợi đã áp dụng chiêu trò mới – đưa thuốc xuống các trang trại, “xúi” người chăn nuôi trộn thuốc vào thức ăn cho lợn.

Xuất hiện nhiều chiêu trò mới trong kinh doanh chất cấm trong chăn nuôi

Xuất hiện nhiều chiêu trò mới trong kinh doanh chất cấm trong chăn nuôi

Xuất hiện những thủ đoạn mới.

Theo Thanh tra Bộ NN&PTNT, sau khi nhiều đường dây buôn bán chất tạo nạc Salbutamol (một loại chất cấm trong chăn nuôi) bị vạch trần, việc sử dụng chất này có giảm đi. Tuy nhiên nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) hám lợi vẫn tiếp tục kinh doanh loại thuốc này. Các đối tượng này không trộn vào cám và bán trên thị trường mà đưa thẳng xuống các trang trại, xúi người chăn nuôi trộn vào thức ăn cho lợn. Các bác sĩ thú y cảnh báo chất này có ảnh hưởng rất nguy hiểm với hệ thần kinh, hệ tim mạch cho người sử dụng.

Bên cạnh đó, có những công ty nhập khẩu Salbutamol đã áp dụng thủ đoạn mới, xuất hóa đơn cho một công ty A – nơi sử dụng Salbutamol, nhưng hàng lại được giao cho công ty B không có chức năng sử dụng chất này và tuồn vào chăn nuôi.

Hiện tại việc điều tra, xác minh nguồn gốc chất cấm Salbutamol sử dụng trong chăn nuôi với các đối tượng rõ ràng đã được xác lập hồ sơ cụ thể để có biện pháp xử lý.

Cơ quan chức năng đang kiểm tra một cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Cơ quan chức năng đang kiểm tra một cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Phát hiện thêm chất cấm mới

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện Chi cục Thú y TPHCM đã chuyển hướng sang kiểm tra đột xuất và phát hiện nhiều lô lợn “dính” chất cấm tại các cơ sở giết mổ.

Trong quá trình điều tra, Thanh tra cũng phát hiện thêm một chất cấm mới là Cysteamine – chất tiền hooc-môn tạo nạc. Thậm chí cơ quan chức năng ở Vĩnh Long còn phát hiện trường hợp người dân còn sử dụng viên chống hen xuyễn cho người (trong thành phần có chứa Salbutamol) về tán cho lợn ăn.

Ông Phạm Tiến Dũng cũng cho biết, hành vi mua bán, sử dụng chất cấm đã được cụ thể hoá trong Bộ luật Hình sự sửa đổi (có hiệu lực từ 1/7/2016), với mức độ răn đe cao, đối tượng nào bị phát hiện sản xuất, kinh doanh chất cấm có thể bị phạt 100 triệu -1 tỷ đồng, phạt tù 1-5 năm; đối tượng vận chuyển phạt 200 triệu đồng, xử tù 1-5 năm; sử dụng chất cấm bị phạt 200-500 triệu đồng, xử tù 1-5 năm. Nếu có tình tiết tăng nặng có thể đến 20 năm tù.

Theo Tiền Phong.


Đánh giá bài viết
Chia sẻ:

Leave A Reply