Bệnh rối loạn nhịp tim ở chó

0

Chứng rối loạn nhịp tim ở chó liên quan đến tần số rung động, nơi bắt nguồn, nhịp điệu, tốc độ vận chuyển và các nhịp đập bất thường của tim ở chó. Nó sẽ cho thấy mạch đập khác thường và những âm thanh không theo quy luật bình thường gây ra sự suy nhược, sự suy kiệt, và triệu chứng động kinh phát tác hoặc đột nhiên tử vong.

dieu-tri-roi-loan-nhip-tim-cho

Nhịp tìm thông thường của các loại chó: Loại chó cỡ vừa là 90 đến 160 lần/1 phút, với chó cỡ nhỏ và chó mới sinh là 110 đến 180 lần/1 phút. Nếu nhịp đập rối loạn, sẽ có thể lên đến 360 lần/1 phút hoặc ít hơn 50 lần/1 phút. Những nghiên cứu chỉ ra rằng những chó con bị loạn nhịp tim thường chủ yếu là rung tâm nhĩ, dẫn tới tốc độ nhanh và tim truyền bị cản trở.

Nguyên nhân rối loạn nhịp tim: nguyên nhân rất phức tạp, thường bao gồm cả bệnh tim và có vết thương, tim có hình thái bất thường bẩm sinh, nhiễm trùng, bệnh cơ tim, đôi khi là do các khối u. Thậm chí là những nhân tố bên ngoài tim, như rối loạn trao đổi chất điện giải, thiếu oxy máu, dysautonomia, nhiễm độc, kích động, căng thẳng, hạ kali máu, sốt, tăng calci máu, nhiệt độ cơ thể thấp.

Triệu chứng của rối loạn nhịp tim: Tùy thuộc vào thể chất khác nhau, mà có một số nguy hại không rõ ràng, thậm chí có thể đột nhiên tử vong. Những triệu chứng nhẹ của chó con như dễ mệt mỏi, tiếng tim và mạch đập khác thường, sau khi vận động hô hấp thì nhịp tim khôi phục lại rất chậm. Triệu chứng nghiêm trọng đối với chó con như, khó thở lúc nghỉ ngơi, thừ người, nhịp tim loạn nghiêm trọng, co giật, động kinh, mê man, thậm chí đột tử.

Chẩn đoán rối loạn nhịp tim: Thông qua chẩn đoán nghe nhịp tim, chậm, nhanh, âm thanh tim đập liên tục, hoặc tim có âm thanh bất thường và mạch không theo quy luật chính là bước đầu chẩn đoán. Nếu như kiểm tra cẩn thận phải thông qua điện tâm đồ để tiến hành chẩn đoán, cần phải quan sất mức độ rối loạn nhịp tim có nghiêm trọng không.

Trị liệu rối loạn nhịp tim: Dựa vào kết quả chẩn đoán để kết hợp trị liệu với chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ. Ví dụ như rung tâm thất có thể dùng điện kích, với trường hợp trong tâm thất trái có thể tiêm epinephrine hay norepinephrine, vitamin B, sử dụng canxi, vitamin E.  Cần áp dụng cách giải quyết khác nhau cho các tình trạng khác nhau, bởi vậy cần đến bệnh viện tiến hành xử lý, không thể tự giải quyết một cách có hiệu quả được.


Đánh giá bài viết
Chia sẻ:

Leave A Reply