Cách phòng và điều trị bệnh lở mồm long móng ở trâu bò

0

Bệnh lở mồm long móng thường gặp ở trâu bò là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan rất nhanh trên diện rộng cho cả gia súc và người gây tổn thất rất lớn về kinh tế. Để phòng và điều trị bệnh này, Đại học Thú y sẽ hướng dẫn cho bà con trong bài viết dưới đây.

Cách phòng và điều trị bệnh lở mồm long móng ở trâu bò

Bệnh lở mồm long móng gây tổn thất rất lớn về kinh tế.

Nguyên nhân gây bệnh lở mồm long móng ở trâu bò.

  • Do virut thuộc họ Picorna Viridae gây ra, có 7 type khác nhau: O, A, C, S.A.T–1, S.A.T- 2, S.A.T- 3 và ASIA-1. Tại Việt Nam hiện nay có 2 type gây bệnh là A, O.
  • Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa, đường hô hấp và sinh dục, lây trực tiếp do nuôi nhốt chung hoặc lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống…

Triệu chứng

  • Trâu bò sốt cao 40 – 41 độ C.
  • Trên niêm mạc, miệng, mũi và chỗ da móng chân xuất hiện các nốt mụn nước khiến gia súc đi lại khó khăn, ăn uống kém. Các mụn nước còn có thể xuất hiện ở vùng bụng, vú, nách…
  • Các mụn nước này to dần đến khi vỡ ra tạo thành những nốt loét đỏ. Chất dịch chảy ra từ những nốt loét đỏ kết hợp với nước bọt tạo thành những mảng bọt trắng như bọt xà phòng, chổ tiếp giáp giữa phần sừng và da có thể bị hở ra khiến trâu bò đi lại khó khăn hoặc chỉ nằm lì 1 chỗ;

Cách phòng bệnh lở mồm long móng:

  • Tiêm vắc xin FMD cho gia súc định kì 6 tháng 1 lần;
  • Chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc tốt, vệ sinh cho gia súc thường xuyên.
  • Khi phát hiện gia súc mắc bệnh phải báo ngay cho cơ quan thú y, chính quyền địa phương, nuôi cách ly với thú khỏe và các loài thú khác.
  • Thực hiện tốt công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y.
  • Khi dịch bệnh xảy ra phải xử lý toàn bộ khu vực chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, gia súc chết phải được xử lý theo quy định của ngành Thú Y, không được phép tự ý giết mổ hoặc đem bán gia súc mắc bệnh.

Cách điều trị bệnh lở mồm long móng.

Các Bác sĩ Thú y cho biết, hiện tại chưa có thuốc đặc trị bệnh này. Bà con có thể điều trị các triệu chứng và tăng sức đề kháng cho gia súc bằng những cách dưới đây:

  • Sát trùng các vết lở loét cho gia súc bằng các chất các chất sát trùng nhẹ (xanh Metylen, thuốc tím 1%), chua nhẹ (chanh, khế).
  • Rửa các vết lở loét bằng các loại nước sắc như chè xanh, ổi…
  • Dùng thuốc trợ sức và chống các bệnh kế phát:
  • Tiêm Penicilin, Ampicilin 20mg/kg khối lượng/lần tiêm.
  • Vitamin B, Vitamin C, 4 – 6 ống/ngày.

Đánh giá bài viết
Chia sẻ:

Leave A Reply