Triệu chứng và cách điều trị bệnh dịch tả ở trâu bò

0

Bệnh dịch tả ở trâu bò là một loại bệnh do virut gây ra thường xảy ra vào đầu mùa thu và dễ lây lan trên diện rộng gây thiệt hại nhiều cho nông nghiệp. Vậy triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào.

Những triệu chứng và cách điều trị bệnh dịch tả ở trâu bò

Bệnh dịch tả ở trâu bò gây thiệt hại nhiều cho nông nghiệp.

Bệnh dịch tả là gì?

Dịch tả là một loại bệnh do virut gây ra, virut dịch tả sống trên niêm mạc, nhất là niêm mạc ống tiêu hóa dẫn đến hiện tượng viêm, hoại tử, tụ máu và loét niêm mạc ruột.

Bệnh dịch tả lây lan do trâu bò lành tiếp xúc với trâu bò bệnh, hoặc do nhốt chung chuồng trại, qua dụng cụ chăn nuôi, qua thức ăn chăn nuôi hoặc nước uống có mầm bệnh…

Triệu chứng của bệnh dịch tả:

– Triệu chứng đặc trưng của bệnh dịch tả là sốt cao, tiêu chảy dữ dội, viêm lở miệng, hoại tử bạch huyết, trâu bò mắc bệnh có tỉ lệ tử vong cao. Cần gọi bác sĩ thú y khi trâu bò có những triệu chứng này.

– Thời gian ủ bệnh thông thường là 3 – 9 ngày, có những trường hợp kéo dài 12 – 15 ngày.

Có 4 thể bệnh:

– Thể quá cáp tính: kéo dài khoảng 12-24 giờ, trâu bò bị bệnh lăn ra chết mà chưa xuất hiện các triệu chứng lâm sàn đặc trưng. Thông thường chỉ thấy hiện tượng niêm mạc xung huyết, đỏ thẩm.

– Thể cấp tính: ở thể này, trâu bò mệt mỏi, bỏ ăn, có dấu hiệu sốt cao 40-41 độ C trong 3-4 ngày. Ban đầu xuất hiện các triệu chứng như niêm mạc, mắt mũi đỏ thẩm, có chấm xuất huyết sau đó mọc các mụn nhỏ thành từng đám màu xám. Khi sốt cao, trâu bò đi táo, khi nhiệt độ hạ đi ỉa lỏng vọt cầu vồng. Phân có màu nâu đen và có lẫn máu và màng giả. Trâu bò sút cân, gầy đi và kiệt sức mà chết. Thời gian bệnh kéo dài 7-8 ngày và tỉ lệ tử vong cao, từ 90-100%.

– Thể mãn tính: Có thể thấy rõ nhất các dấu hiệu như trâu bò kiệt sức, đi đứng siêu vẹo, lúc đi táo, lúc đi lỏng và kéo dài hàng tháng. Trâu bò kiệt sức rồi chết, có những trường hợp khỏi bệnh nhưng sau khi hồi phục vẫn chứa virut gây bệnh là lây lan ra môi trường.

Cách trị bệnh dịch tả:

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh dịch tả nên chỉ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị các triệu chứng khi chúng mới xuất hiện.

– Trường hợp bệnh mới phát, con vật chưa bị ỉa chảy, có thể điều trị bằng cách tiêm huyết thanh dịch tả trâu bò với liều lượng từ 60-100ml/ngày/ con bê dưới 100kg, từ 100-160ml/ngày/con bò từ 100-200kg và 160-200ml/ngày/con bò từ 200kg trở lên.

– Khi trâu bò sốt cao, tiêm dưới da Urotropin 10%, với liều lượng 10ml/ngày.

– Khi trâu bò bị tiêu chảy, cho uống các loại lá chát như lá ổi, lá chè tươi, lá sim.

– Khi trâu bò bị tiêu chảy dữ dội, mất nước, cần truyền tĩnh mạch dung dịch sinh lý mặn, sinh lý ngọt đẳng trương với liều 1000ml/100kg khối lượng.

Cách phòng bệnh:

Khi chưa có dịch:

+ Tiêm vắc xin phòng bệnh cho cả đàn định kỳ 1-2 lần/năm, nhất là những vùng có nguy cơ cao, vùng xung quanh các ổ dịch, vùng đã từng xảy ra dịch.

+ Tổ chức nghiêm ngặt việc nhập khẩu trâu bò qua biên giới, tăng cường vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không để dịch bệnh có cơ hội phát sinh.

– Khi có dịch:

+ Kiểm tra và phát hiện trâu bò ốm, cần cách ly với những con khác để điều trị.

+ Tiêm huyết thanh dịch tả cho trâu bò nghi mắc bệnh.

+ Nghiêm cấm vận chuyển, giết mổ gia súc.

+ Trâu bò chết vì dịch tả phải chôn sâu 2m, đổ vôi sát trùng, lấp kín cẩn thận. Vệ sinh khử trùng chuồng trại bằng dung dịch nước vôi 10% hoặc crezin 2-3% và để trống chuồng 30 ngày.


Đánh giá bài viết
Chia sẻ:

Leave A Reply